Tôn (tole) là một loại kim loại mỏng, thường được cán thành tấm phẳng hoặc sóng để tăng độ cứng và khả năng thoát nước khi lợp mái. Tôn thường được làm từ thép mạ kẽm, có thể được phủ thêm lớp sơn màu hoặc hợp kim để tăng độ bền và thẩm mỹ. full-width

Các loại tôn lợp mái phổ biến
Tôn kẽm. Lớp mạ kẽm giúp chống gỉ. Giá rẻ, nhưng tuổi thọ không cao bằng tôn khác.
Tôn lạnh (tôn mạ nhôm kẽm). Phản xạ nhiệt tốt, mát hơn so với tôn kẽm. Thường có màu bạc sáng, hoặc phủ sơn màu.
Tôn mát (tôn cách nhiệt). Gồm 3 lớp: Tôn – Lớp PU/PIR cách nhiệt – Tôn/giấy bạc. Chống nóng và cách âm tốt.
Tôn giả ngói. Dùng cho biệt thự, nhà phố – đẹp như ngói nhưng nhẹ và dễ thi công hơn. Có dạng sóng lớn, màu sắc đa dạng.
Tôn cán sóng (5 sóng, 9 sóng, 11 sóng…) Phù hợp cho nhà dân, nhà xưởng. Số sóng càng nhiều thì độ cứng càng cao.
Ưu nhược điểm của tole lợp mái nhà
Ưu điểm: Nhẹ, dễ vận chuyển và thi công. Giá thành tương đối rẻ. Đa dạng màu sắc, kiểu dáng. Có thể chống nóng, chống ồn nếu dùng loại phù hợp.
Nhược điểm: Dễ bị ồn khi mưa (nếu là tôn thường). Dễ nóng nếu không có cách nhiệt. Có thể bị gỉ sét nếu lớp mạ bị hỏng.
Một số loại tole lợp mái phổ biến trên thị trường hiện nay. Kích thước và độ dày của tấm tôn lợp mái sẽ tùy thuộc vào từng loại tôn và nhu cầu sử dụng, nhưng dưới đây là các thông số phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam:
Loại kích thước và độ dày hay khổ tôn (độ rộng) phổ biến
Chiều dài 2m, 3m, 4m, 6m… (hoặc cắt theo yêu cầu)
Chiều rộng tổng 1.07m (1.070 mm) – khổ phổ biến nhất
Chiều rộng hiệu dụng 1.00m (1.000 mm) – phần còn lại sau khi trừ múi sóng
Chiều rộng hiệu dụng là phần thực tế sẽ che phủ được khi lắp đặt (do phần sóng chồng lên nhau).
Độ dày của tấm tole phổ biến. Độ dày tấm tôn (tôn kẽm, tôn lạnh, tôn màu...)
Ký hiệu độ dày Độ dày tương đương Ghi chú
Tôn 2 dem ~0.2 mm Mỏng, ít dùng để lợp mái chính
Tôn 3 dem ~0.3 mm Dùng cho mái phụ, nhà tạm
Tôn 4 dem ~0.4 mm Phổ biến cho nhà dân
Tôn 4.5 dem ~0.45 mm Bền hơn, chống va đập tốt hơn
Tôn 5 dem ~0.5 mm Dùng cho nhà cao cấp, nhà xưởng
Tôn 6 dem ~0.6 mm Rất bền, ít bị biến dạng
Khi mua tole, Bạn thường thấy người ta hay nói tole này mấy dem, hay tole này dày bao nhiêu dem.
1 dem = 0.1 mm
Độ dày tôn càng lớn thì chịu lực, cách nhiệt, chống ồn tốt hơn, nhưng giá cũng cao hơn.
Những thương hiệu tole phổ biến hiện nay, Mỗi thương hiệu đều có một phân khúc người dùng riêng, dưới đây là một số thông tin liên quan đến phân khúc người dùng của các thương hiệu tole phổ biến trên thị trường hiện nay.
Vậy loại tôn nào tốt nhất và tôn nào bền nhất?
Phân khúc cao cấp (chất lượng & công nghệ hàng đầu):biệt thự, quán cafe cao cấp, nhà máy lớn, công trình yêu cầu kỹ thuật cao.
- BlueScope (Zacs, Colorbond). Liên doanh Úc – Việt, hoạt động tại VN hơn 20 năm, công nghệ NOF hàng đầu, quy mô toàn cầu
- Hoa Sen Group. Thành lập từ 2001, dẫn đầu thị phần tôn tại VN, dây chuyền hiện đại châu Âu, xuất khẩu mạnh.
- SSSC – Phương Nam. Một trong những DN lâu đời nhất ngành tôn (thuộc VNSTEEL), công nghệ ổn định, độ tin cậy cao
Phân khúc trung cấp (phổ thông chất lượng tốt): nhà phố, nhà cấp 4, công trình dân dụng, trường học nhỏ, quán ăn.
- Đông Á. Thành lập ~1995, đầu tư mạnh dây chuyền NOF Hàn Quốc, tăng trưởng nhanh, uy tín tốt
- Nam Kim. Thành lập 2002, công nghệ ổn, sản lượng lớn, đang vươn ra quốc tế, uy tín dần tăng
- TVP. Thành lập >20 năm, quy mô vừa, sản lượng ổn định, công nghệ cải tiến liên tục
Phân khúc bình dân (giá mềm, đáp ứng nhu cầu cơ bản): nhà trọ, nhà tạm, mái che, kho nhỏ, hoặc công trình ngắn hạn.
- Đại Thiên Lộc. Hoạt động ổn, chủ yếu cung ứng thị trường dân dụng, đầu tư vừa phải, công nghệ ổn định
- Việt Nhật . Thâm niên khá lâu nhưng không nổi bật về đổi mới công nghệ, định vị phổ thông
- Tôn Hòa Phát. Mới tham gia thị trường tôn, thương hiệu mẹ mạnh nhưng mảng tôn còn ở quy mô nhỏ và phổ thông
Tạm thời Bạn có thể chia ra làm 3 nhóm sau:
- Nhóm tôn Cao cấp: BlueScope (Zacs, Colorbond), Hoa Sen, SSSC – Phương Nam
- Nhóm tôn Trung cấp: Đông Á, Nam Kim, TVP
- Và nhóm tôn Bình dân: Đại Thiên Lộc, Việt Nhật, Hòa Phát.
Tùy vào mục đích sử dụng, kinh phí hay ngân sách của Bạn mà chọn một trong những loại tôn phía trên cho phù hợp.
Làm sao để phân biệt tôn thật hay tôn giả?
Dưới đây là một số gợi ý để Bạn lựa chọn tôn không bị giả. Bạn hãy quan sát dòng chữ in trên bề mặt tôn (logo dập nổi hoặc in mực). Hầu hết các hãng chính hãng đều in tên thương hiệu, mã sản phẩm, thông số kỹ thuật trực tiếp trên tấm tôn. Vị trí in thường ở phần mép hoặc giữa sóng tôn.
Thương hiệu Dấu hiệu nhận biết cụ thể
Tôn Hoa Sen In rõ: “TÔN HOA SEN – SỐ LÔ – MÃ MÀU – ĐỘ DÀY – CHUẨN ASTM/AZ…”
Tôn Đông Á In: “TON DONG A – AZ100 – SỐ LÔ – NGÀY SẢN XUẤT…”
Tôn Nam Kim In: “TON NAM KIM – ALUZINC AZ100 – ASTM A792 – MÀU”
Tôn Việt Nhật Có thể in: “SSSC – TÔN VIỆT NHẬT – MẠ KẼM – JIS G3302…”
Tôn Phương Nam In: “SSSC TON PHUONG NAM – SỐ LÔ – ĐỘ DÀY – AZ150…”
Pomina In: “POMINA COLOR – AZ100 – MÀU – ĐỘ DÀY – NGÀY SX”
Thông thường, hàng giả (tôn giả thương hiệu) sẽ: chữ in mờ, lệch, không đều, hoặc dùng tên gần giống (ví dụ: “Hoa Sen Steel” thay vì “Tôn Hoa Sen”).
Kiểm tra độ dày thực tế. Thường thì các thương hiệu tôn nổi tiếng, sai số trong sản phẩm của họ rất nhỏ. Để kiểm tra, Bạn có thể dùng thước kẹp (thước panme) để đo. Một số loại tôn kém chất lượng thường ghi 0.4mm nhưng thực tế chỉ 0.3mm hoặc thấp hơn. Tôn chính hãng thường có sai số ±0.01mm, và nhà cung cấp uy tín sẽ có bảng test độ dày đi kèm.
Quan sát lớp mạ & màu sơn. Tôn tốt: Lớp sơn đều màu, bóng mịn, không có vết tróc hoặc vết lăn sơn. Tôn giả/kém: Sơn dễ phai, có vết gợn, lớp mạ mờ xỉn.
Kiểm tra chứng từ đi kèm. Tôn chính hãng luôn có: Hóa đơn rõ ràng từ đại lý hoặc nhà máy. Phiếu bảo hành (thường từ 10–20 năm cho tôn lạnh hoặc tôn màu cao cấp). Tem chống hàng giả (in ẩn hoặc dán QR code check).
Mua ở đại lý phân phối chính thức
Các hãng lớn đều có hệ thống đại lý ủy quyền — bạn nên hỏi kỹ người bán hoặc tra trên website của hãng (ví dụ:https://bluescopezacs.vn/gioi-thieu-ve-ton-zacs, https://hoasengroup.vn/vi/trang-chu/, https://www.tondonga.com.vn/).
Hiện nay hàng giả đã đạt cảnh giới siêu cao, nên việc mua hàng, Bạn nên xem xét kỹ lưỡng, những thông tin phía trên chỉ có thể giúp Bạn một phần nào trong việc hạn chế mua phải hàng giả.
Các ký hiệu hay chữ in trên tôn có ý nghĩa ra sao? Ví dụ: Ý nghĩa ký hiệu AZ100 là gì?
Ký hiệu
A Viết tắt của Aluminium = Nhôm
Z Viết tắt của Zinc = Kẽm
100 Tổng lượng hợp kim nhôm-kẽm phủ lên hai mặt của tôn, đơn vị là g/m²
Vậy AZ100 = Lớp phủ hợp kim nhôm-kẽm 100g/m², nghĩa là mỗi mặt tôn được mạ khoảng 50g/m². AZ có thể nằm trong dải 100-150-200 số càng lớn thì độ phủ hợp kim càng cao.
Ví dụ một đoạn chữ được in trên tôn như sau: TÔN HOA SEN – AZ100 – G550 – BMT 0.40mm – JIS G3321 – Ngày SX
Vậy nó có ý nghĩa gì? Bạn có thể tạm hiểu nội dung này như sau:
Tôn mạ nhôm kẽm AZ100 (50g/m² mỗi mặt), Thép nền siêu cứng G550, Độ dày thép nền 0.40mm, Sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật JIS 3321.
Một số ký hiệu tương tự & ý nghĩa
Ký hiệu
Z080 Tôn mạ kẽm (Zinc) 80g/m² (không có nhôm)
AZ100 Tôn mạ hợp kim nhôm-kẽm 100g/m²
AZ150 Tôn mạ hợp kim nhôm-kẽm 150g/m² – cao cấp, siêu bền
G550 Độ cứng của thép nền = 550 Mpa → Tôn rất cứng, ít biến dạng
G300 / G350 Độ cứng vừa phải → dễ cán sóng, uốn, phù hợp nhà dân
TCT 0.45mm Total Coated Thickness = tổng độ dày cả lớp mạ và lớp sơn là 0.45mm
BMT 0.40mm Base Metal Thickness = độ dày thép nền là 0.40mm (chưa tính lớp phủ)
Vậy làm sao biết tôn nào bền và thông số nào liên quan đến độ bền của tôn? Dưới đây là một số từ ngữ giúp Bạn hiểu rõ hơn.
Loại lớp phủ Ý nghĩa và ảnh hưởng
Zinc (Z) Mạ kẽm – chống gỉ tốt, giá rẻ, phổ biến trong tôn dân dụng
Aluzinc (AZ) Mạ hợp kim nhôm-kẽm – chống oxy hóa vượt trội, bền gấp 3–4 lần tôn kẽm
AZ100 / AZ150 Lớp mạ càng dày thì khả năng chống rỉ càng cao – rất quan trọng ở vùng ẩm, ven biển
BMT trong tôn là gì? Độ dày thép nền (BMT – Base Metal Thickness)
Độ dày thép nền Ứng dụng thực tế
0.30 mm Mái che nhỏ, nhà trọ, công trình phụ
0.35–0.40 mm Phổ biến cho nhà dân, mái tôn thông thường
0.45–0.50 mm Nhà xưởng, biệt thự, nơi cần độ bền cao hơn
"TCT" trên tôn (thép mạ) thường chỉ Total Coating Thickness, nghĩa là tổng độ dày lớp mạ (lớp phủ) trên tôn. Nó chỉ ra tổng độ dày của lớp mạ (kẽm, nhôm-kẽm, hoặc hợp kim khác) được phủ lên trên tấm tôn.
Độ cứng của tôn thì như thế nào? và thông tin nào để nhận biết độ cứng của tôn? Độ cứng thép nền (G300 / G550)
Mã độ cứng
G300–G350 Thép dẻo, dễ uốn, phù hợp cho mái nhà dân, thi công dễ dàng
G550 Thép cứng – dùng cho tôn cán sóng lớn, mái công nghiệp, nhà thép
Với công trình nhà ở dân dụng thì G300–G350 là đủ. G550 cần khung kèo chắc để không bị rạn nứt.
Một số tiêu chí có thể được xem là tôn tốt hay bền bao gồm:
Tiêu chí
Lớp mạ AZ100 trở lên
Độ dày thép nền (BMT) ≥ 0.40mm (tùy công trình)
Độ cứng thép nền G300 – G550 tùy ứng dụng
Thương hiệu Có tên tuổi, in đầy đủ thông tin
Bề mặt & lớp sơn Mịn, bóng, không bong tróc, không gợn
Trên đây là một số thông tin liên quan đến tole (tôn) dùng trong nhà ở, công trình công cộng hay nhà xưởng. Hy vọng giúp Bạn chút ít thông tin về các loại tôn trên thị trường hiện nay, để Bạn dễ dàng lựa chọn.
Bạn có thể xem thêm bài viết: So sánh giữa tôn và ngói, nên lợp mái bằng vật liệu nào và cái nào bền hơn, cái nào mát hơn.
0 Comments